Hotline: 096 232 0986

Phạm Tịnh Sơn (Fanjing) - Thành phố bầu trời

Sửng sốt trước "thành phố bầu trời" mà người Trung Quốc bảo tồn hơn 500 năm : Sở dĩ thành phố này có tên như vậy bởi nó nằm cao ngút trên một ngọn núi, lưng chừng trời đất và không thể bị phá hủy.

Phạm Tịnh sơn (Fanjing) là một ngọn núi thuộc các huyện Ấn Giang, Tùng Đào và Giang Khẩu, địa cấp thị Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Phạm Tịnh sơn (Fanjing) nổi tiếng với đỉnh núi "đá nấm" của nó, được biết đến như là cảnh quan nổi bật hiếm hoi. Ngọn núi nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phạm Tịnh sơn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1986, một Di sản thế giới vào năm 2018. Đây là một ngọn núi thiêng trong Phật giáo Trung Quốc, được coi là đạo tràng của Đức Phật Di-lặc.

Núi Fanjing ( Phạm Tịnh Sơn) là địa danh độc đáo nhất ở tỉnh Quý Châu, nó nổi tiếng không kém những ngọn núi Phật giáo khác như núi Emei, núi Wutai. Với chiều cao hơn 2.336 mét so với mực nước biển, khoảng cách thẳng đứng 94 mét, Phạm Tịnh Sơn (Fanjing) trở thành ngọn núi kỳ lạ nhất thế giới. Người ta nói rằng nhìn từ xa, trông nó như một dấu chấm than khổng lồ dưới bầu trời rộng lớn.

Con đường di chuyển lên núi Fanjing khá nguy hiểm, mọi người phải dùng cả tay và chân để trèo, nếu vội vàng và bất cẩn du khách có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Người Trung Quốc có câu: "Nếu muốn tìm cảnh đẹp nhất, bạn phải đi qua con đường khó khăn nhất". Chắc chắn núi Fanjing sẽ không làm mọi người thất vọng.

Đứng từ trên đỉnh núi, du khách sẽ thấy khung cảnh lúc nào cũng mơ màng qua những tầng mây lơ lửng xung quanh. Núi (Phạm Tịnh Sơn) Fanjing đẹp nhất là sau cơn mưa, vào sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn, lúc đó người ta sẽ thấy một quầng sáng đầy màu sắc trên những đám mây trước mặt. Điều đặc biệt là mọi người có thẻ nhìn thấy ảo ảnh bóng người di chuyển trên những đám mây. Chính sự bí ẩn này góp phần đưa núi Fanjing trở thành kỳ quan thiên nhiên của Trung Quốc.

Tại đây có 2 ngôi đền song song với nhau, kiến trúc bên trong là sự kết tinh của nền văn hóa cổ xưa của người Trung Quốc và là di sản quý giá mà người dân muốn gìn giữ suốt đời,  2 ngôi đền được ví như ngôi nhà nguy hiểm nhất Trung Quốc.